Mẹo vặt cuộc sốngLẹo mắt có lây không? Cách để điều trị mụt lẹo hiệu...

Lẹo mắt có lây không? Cách để điều trị mụt lẹo hiệu quả

Lẹo mắt là một dạng viêm mí mắt có cảm giác đau nhức, vướng víu đi kèm một lượng mủ nhỏ. Bệnh lý chủ yếu xuất hiện do tụ cầu khuẩn gây ra. Tuy vậy, bệnh lẹo mắt có lây sang người khác không và nguy hiểm không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây, mình sẽ giải đáp lẹo mắt có lây không cho các bạn nhé. Cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt là bệnh viêm cấp tính thường thấy ở mắt và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh lẹo khiến mi mắt sưng đỏ gây đau rát và ngứa ngáy. Ở mi mắt dưới và mi mắt trên sẽ có xuất hiện một khối rắn, cứng như hạt gạo và mưng mủ. Mụn lẹo có thể lây từ vùng mắt này sang vùng mắt khác gây phù mắt và cản trở quá trình nhìn ngắm.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt
Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt

Tác nhân gây ra lẹo mắt đó chính là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hơn 95% các bệnh lý về mắt và da. Khi tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn, kết hợp cùng với vi khuẩn và tế bào da chết sẽ gây viêm nhiễm và hình thành mụn lẹo.

Một vài yếu tố có thể tăng nguy cơ bị lẹo mắt, bao gồm: Chạm/dụi mắt bằng tay bẩn, đeo kính áp tròng không sạch sẽ, sử dụng các loại mỹ phẩm có hại, mắc các bệnh về da, viêm tuyến bã nhờn hay mắc bệnh tiểu đường.

*Nếu bạn có những triệu chứng như trên mời bạn tham khảo mẹo chữa lẹo mắt hiệu quả của mình nhé.

Tình trạng lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt có khả năng lây từ mắt này sang mắt khác do thói quen lấy tay dụi mắt của người bệnh. Vậy lẹo mắt có lây không? Câu trả lời là có.

Tuy bệnh không có khả năng lây nhiễm trực tiếp (nhìn vào nốt lẹo, gần người bị lẹo) nhưng lẹo mắt có thể lây nhiễm qua con đường gián tiếp như sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm với người bệnh, dùng đồ trang điểm mắt, kính áp tròng có nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus. Nguyên nhân là do nốt lẹo hình thành từ vi khuẩn, do đó khi chạm, gãi hoặc bóp mụn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám ở ngón tay hay vật dụng trang điểm từ đó hình thành bệnh.

Tình trạng lẹo mắt có lây không?
Tình trạng lẹo mắt có lây không?

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lẹo thì hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành khám mắt và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế tình trạng sưng viêm bằng các cách như:

Dùng miếng gạc sạch, thấm nước ấm chườm vào mắt giúp làm giảm cảm giác khó chịu cùng triệu chứng sưng đỏ. Bạn nên chườm trong khoảng 5 – 10 phút và duy trì 3 – 4 lần mỗi ngày. Lưu ý nước không được quá nóng, lưu ý cẩn thận khi dùng cho trẻ em.

Đắp miếng gạc ấm hoặc khăn ấm lên mắt giúp nốt lẹo nhanh khỏi.

Kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp làm dịu cơn đau tức của mụn lẹo.

Không nên trang điểm ở mắt, đeo kính áp tròng hoặc thoa kem dưỡng da cho đến khi lẹo mắt hoàn toàn biến mất.

Hạn chế thói quen lấy tay dụi vào mắt, không tự ý cạy, bóp hay nặn mủ để tránh cho vi khuẩn lây lan sang những vùng xung quanh.

Hạn chế những món ăn có tính nóng, thịt bò hay thủy hải sản để giúp bệnh lý mau chóng hồi phục.

Đối với nốt mụn lẹo to ở bên ngoài mắt, bạn cần phải tiến hành xử lý tại các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ phần lông mi gần nhất để dẫn mủ ra ngoài. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ quá trình hồi phục. Vậy là mình đã giải đáp cho bạn về vấn đề lẹo mắt có lây không?

Điều trị chắp và lẹo bằng những cách gì?

Điều trị chắp và lẹo bằng những cách gì?
Điều trị chắp và lẹo bằng những cách gì?

Có thể bạn quan tâm:

Nếu tuân thủ các lưu ý trên, rất ít khả năng bạn bị lây chắp và lẹo. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp không may, hãy cứ yên tâm, vì như đã nói ở trên, chúng là 2 bệnh lý nhãn khoa không hề nguy hiểm.

Thông thường, chắp và lẹo sẽ tự lặn sau 7 – 10 ngày. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để giảm triệu chứng bệnh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống:

Đặt khăn/bông sạch và mềm đã được làm ấm bằng nước khoáng hoặc nước muối sinh lý đun sôi (đã nguội một phần) lên mi mắt có chắp/lẹo khoảng 10 – 15 phút, lặp lại 3 – 5 lần một ngày. Chườm nóng như vậy sẽ giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn tuyến nhày mi mắt và nang lông mi.

Mát xa nhẹ nhàng mi mắt có chắp/lẹo. Mẹo này cũng giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề lẹo mắt có lây không. Nếu dùng chung vật dụng cá nhân thì khả năng lây là rất cao. Vì thế bạn cần phải chú ý đến vấn đề này nhé.

XEM NHIỀU NHẤT