Mẹo vặt cuộc sốngCách làm máy tính chạy nhanh hơn - Cực kỳ đơn giản...

Cách làm máy tính chạy nhanh hơn – Cực kỳ đơn giản tại nhà

Với cách làm máy tính chạy nhanh hơn chắc chắn sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp dễ dàng tăng tốc cho chiếc máy tính của mình. Phần lớn các thiết bị điện tử đều sẽ chạy chậm dần theo thời gian sử dụng và máy tính cũng không ngoại lệ, bạn nên tham khảo những chia sẻ của bài viết dưới đây. 

Một số hiện trạng phổ biến ở máy tính

Cách làm máy tính chạy nhanh chính là hình thức người dùng sử dụng các phương pháp khắc phục máy tính do nhiều năm sử dụng tình trạng máy bị cũ hoặc lỗi phần mềm. Từ đó giúp tốc độ tải và load cũng như chức năng của máy được cải thiện, 

Máy tính để bàn hoặc laptop là thiết bị điện tử không thể thiếu để hỗ trợ trong công việc và cuộc sống hằng ngày của con người. Trong suốt quá trình sử dụng, chắc chắn không ít lần bạn đã gặp trường hợp chiếc máy tính của mình bị lỗi. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy tính như:

Máy bị treo không thể thao tác được

Máy bị treo là lỗi khá phổ biến khi sử dụng laptop hay máy tính để bàn trong một khoảng thời gian dài. Khi gặp phải lỗi này, bạn sẽ không thể làm bất cứ một thao tác gì như di chuyển chuột hay bấm bàn phím trên máy.

Máy bị treo dừng mọi thao tác và không thể truy cập máy tính được
Máy bị treo dừng mọi thao tác và không thể truy cập máy tính được

Lỗi ổ cứng làm máy mất dữ liệu 

Ổ cứng chính là bộ phận có vai trò lưu trữ, truy xuất dữ liệu, ghi nhớ và chạy các hệ thống phần mềm của máy tính. Nếu chúng đã hoạt động trong một thời gian dài tất nhiên không thể tránh khỏi lỗi ổ cứng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến những tác vụ thực hiện trên máy tính. Nghiêm trọng hơn là nó còn có thể làm mất hết dữ liệu.

Lỗi bàn phím không thể thực hiện bất kỳ thao tác nào

Bàn phím chính là một trong những bộ phận quan trọng trên máy tính. Đây được coi là phương thức truyền đạt, giao tiếp giữa con người với máy tính. Sau một quá trình dài sử dụng thì bàn phím máy tính có thể gặp các tình trạng như cũ, hỏng, tuột phím hoặc gặp lỗi chữ khi sử dụng.

Không nạp được pin cho máy

Máy tính không nạp được pin là lỗi khá phổ biến mà nhiều người dùng laptop đều sẽ gặp phải. Sau một thời gian sử dụng khá dài, thời lượng hao pin của máy bắt đầu tăng dần, đôi lúc máy bị sập nguồn chỉ sau một vài phút khởi động hoặc sập trong lúc đang làm việc trên máy.

Máy tính từ chối thao tác nạp pin do bị quá tải bên trong máy
Máy tính từ chối thao tác nạp pin do bị quá tải bên trong máy

Một số lỗi phần mềm khác thường gặp

Ổ đĩa bị chạy chậm: Máy tính gặp phải lỗi ổ đĩa chạy chậm sẽ khiến cho việc thao tác cũng như thời gian tải xuống và chạy các chương trình trên máy tính mất khá nhiều thời gian hơn, tình trạng giật lag cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Hỏng hệ thống: Đây là lỗi khá nghiêm trọng, khi máy tính gặp lỗi hỏng hệ thống thì bạn sẽ không thể khởi động lại máy cũng như thực hiện được bất kỳ thao tác nào trên máy tính của mình, máy tính bị tắt đen màn hình.

Dung lượng bộ nhớ nhỏ và bị quá tải do việc lưu trữ nhiều tập tin với dữ liệu data lớn hoặc phải chạy nhiều phần mềm có dung lượng lớn, lâu ngày không xóa làm cho bộ nhớ máy tính không thể đáp ứng khi đó thì máy tính ngừng nhận các yêu cầu tải dữ liệu xuống.

Màn hình bị nổi màu xanh chỉ hiện kí hiệu, đây là lỗi màn hình máy tính đang dùng bỗng dưng bị xanh và hiển thị thông báo bị lỗi, lúc này máy tính từ chối mọi thao tác và do đó chúng ta không thể thực hiện bất kỳ thao tác nào trên máy tính.

Nguyên nhân nào làm cho máy tính của bạn chạy chậm

Máy tính chạy chậm và hay bị treo máy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tiêu biểu là do một số nguyên nhân sau đây: Máy tính của bạn có lẽ đã bị nhiễm virus hoặc mã độc. Ổ cứng máy bị đầy hay bị phân mảnh hoặc phần cứng của máy có cấu hình yếu. Bật nhiều phần mềm cùng lúc khi máy tính hoạt động.

Máy tính tải phải những file độc, mã hóa các dữ liệu hay máy chứa quá nhiều tập tin rác hoặc các phần mềm gây ra lỗi. Khi sử dụng máy quá lâu làm máy nóng lên cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng giật, đơ máy. Đường truyền wifi không ổn định là một nguyên nhân phổ biến trong việc làm máy chạy chậm.

Lý do bạn nên tìm cách làm máy tính chạy nhanh hơn

Nếu sử dụng máy tính bị chạy chậm trong thời gian dài thì máy tính của bạn có nguy cơ sẽ bị hư hoàn toàn và không thể khắc phục trở lại ban đầu được nữa. Một số kết quả nếu như bạn không tìm cách làm máy tính chạy nhanh hơn như:

CPU có hiệu năng kém nên tốc độ của máy giảm đi

CPU được xem là bộ não của máy tính do đó nếu CPU đã cũ, bị quá nóng hoặc không đủ nhanh thì có thể gây ra việc quá tải dung lượng  CPU và dẫn đến việc máy tính bị chậm trễ. Nói một cách đơn giản hơn thì CPU có hiệu năng càng tốt máy tính càng chạy nhanh.

Tìm cách làm máy tính chạy nhanh hơn để tăng hiệu năng của CPU
Tìm cách làm máy tính chạy nhanh hơn để tăng hiệu năng của CPU

RAM bị hỏng hoặc không đủ dung lượng cho máy

Sử dụng lâu ngày RAM máy tính sẽ bị hỏng hoặc không đủ bộ nhớ RAM chứa dữ liệu do đó cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính và gây ra lỗi khởi động lại, lỗi màn hình xanh… Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bộ nhớ hệ thống không thể xử lý các quá trình và thông tin khi cần thiết. Kết quả là máy bị chậm lag. 

Card đồ họa đã bị cũ

Card đồ họa có ứng dụng đối với trải nghiệm chơi game của anh em, card đồ họa là phần cứng quan trọng nhất vì các thao tác bấm nút để trải nghiệm game đều được thực hiện nhờ card đồ họa. Nếu chơi game trên máy tính với card đồ họa thấp, máy tính của bạn có nguy cơ cao dễ bị giật lag.

Windows chạy trên ổ cứng cũ có hại cho máy

Tốc độ của ổ cứng quyết định 100% đến thời gian tải, nên nếu bạn đang chơi các trò chơi trên máy tính sử dụng ổ cứng cơ học và truyền thống HDD. Tất nhiên máy tính của bạn sẽ gặp vấn đề bị lag, thậm chí là bị đơ khi bạn chơi các trò chơi đòi hỏi tốc độ cao.

Làm máy tính bị dừng đột ngột trong khi sử dụng

Nếu hệ điều hành trên máy tính của bạn không được nâng cấp một cách định kỳ thì có thể một số chương trình và công cụ đã được cài đặt từ trước không còn tương thích. Kết quả của việc này đã làm cho máy tính bị lag đột ngột ngay cả khi đó là một máy tính mới.

Máy tính tắt đột ngột khi đang sử dụng
Máy tính tắt đột ngột khi đang sử dụng

2 cách làm máy tính chạy nhanh hơn bạn nên biết

Khi máy bị chạy chậm, thay vì đưa ra tiệm sửa hoặc thay máy mới thì các bạn trước hết nên tự khắc phục tại nhà xem có ổn không nhé. Vì một số lỗi khá nhỏ có thể tự khắc phục được giúp bạn không phải tốn tiền đi sửa. Hãy tham khảo một số cách giúp máy tính chạy nhanh hơn dưới đây nhé:

Tắt các phần mềm và nhấn khởi động lại cùng Windows

Sau một thời gian dài sử dụng máy có thể chúng ta đã cài đặt rất nhiều các phần mềm và tất nhiên bạn không thể sử dụng hết chúng theo thời gian. Mỗi lần bạn bất máy lên thì chúng sẽ tự khởi động cùng với Windows do đó sẽ khiến thời gian khởi động kéo dài. Chúng ta cần thực hiện cách làm máy tính chạy nhanh hơn đơn giản như tắt chức năng tự khởi động của nó đi với hai bước:

  • Bước 1. Tại thanh chọn Desktop, bạn chọn vào khung tìm kiếm và nhập Task Manager rồi chọn Open. Máy tính sẽ hiện lên trình thao tác quản lý các tác vụ của hệ điều hành, những phần mềm bạn ít dùng sẽ nằm trong đó.
  • Bước 2. Bạn chọn vào thanh tab Startup. Bạn đang quan tâm đến mục ảnh hưởng tới thời gian khởi động chọn Startup impact với ba mức độ: Ảnh hưởng nhiều là High, trung bình là Medium và thấp là Low. Những phần mềm có độ ảnh hưởng nhiều mà bạn không dùng tới nhiều thì bạn chọn phần mềm đó và nhấn Disable là xong.

Chống phân mảnh ổ cứng cách làm máy tính chạy nhanh hơn

Để có thể hiểu một cách đơn giản cho hiện tượng phân mảnh của ổ cứng là gì thì các bạn hãy tưởng tượng rằng đầu đọc của ổ đĩa là bạn và ổ cứng chính là một căn phòng. Nhiệm vụ hàng ngày của ổ cứng là đọc và  ghi dữ liệu cũng giống như bạn sẽ vào phòng rồi lấy và cất đồ vật.

Thông thường thì các món đồ vật nào có sự liên quan tới nhau thì bạn sẽ để chúng gần nhau cho dễ lấy. Đương nhiên ổ cứng cũng vậy, chúng sẽ có nhiệm vụ lưu các file, các thư mục,… đến gần nhau để dễ đọc và dễ ghi cho lần tiếp theo. Hiện tượng phân mảnh ổ cứng của máy tính xảy ra khi file đang bị đặt ra xa nhau trong ổ đĩa. 

Cách này chỉ áp dụng đối với ổ cứng HDD và không thể áp dụng cho ổ cứng SSD vì các nguyên lý hoạt động của ổ SSD khác hoàn toàn so với ổ HDD nên nếu áp dụng thì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

  • Bước 1, Bạn nhấp chuột lên khung tìm kiếm sau đó nhập từ khóa Defragment và tiến hành mở phần mềm Defragment and Optimize Drivers. Đây là phần mềm được cài sẵn trong máy và có nhiệm vụ chống phân mảnh ổ cứng cho máy.
  • Bước 2, Bạn hãy chọn tất cả các ổ cứng HDD trong máy tính mà mình đang có và bấm chọn Analyze all để tiến hành chẩn đoán. Nếu ổ cứng hiện lên chữ Need Optimization có nghĩa là bạn cần phải chống phân mảnh cho ổ cứng này. Chọn ổ cứng đó và chọn Optimize là xong.

Thành quả của cách làm máy tính chạy nhanh hơn

Khi bạn đã biết cách làm máy tính chạy nhanh hơn, xóa bỏ những phần lỗi của máy tính thì hiển nhiên máy tính của bạn đã trở lại thực hiện các thao tác một cách mượt mà như lúc mới mua. Các phần mềm và trang web load nhanh hơn, chơi game trên máy tính cũng mượt mà hơn và quan trọng nhất là không bị mất dữ liệu.

Trận game trở nên mượt mà hơn khi sửa các lỗi giật lag của máy
Trận game trở nên mượt mà hơn khi sửa các lỗi giật lag của máy

Lời kết 

Mong rằng cách làm máy tính chạy nhanh hơn đã có thể hướng dẫn đầy đủ từ A-Z về các tình trạng lỗi và cách khắc phục cho bạn dễ dàng thực hiện thao tác trên máy tính. Trong quá trình sử dụng máy nên tiến hành kiểm tra, reset lại máy thường xuyên để máy của bạn có tuổi thọ cao hơn. 

XEM NHIỀU NHẤT