Chắp lẹo mắt là một trong những bệnh lý về mắt khá thường gặp. Bệnh gây ra cảm giác đau, ngứa, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn của người bệnh. Vậy, đâu là những cách chữa lẹo mắt hiệu quả mà không cần phải đến bác sĩ? Để mình mách bạn ngay 5 mẹo dưới đây nhé!
5 cách chữa lẹo mắt đơn giản
Phần lớn các trường hợp lẹo mắt có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Khi mủ vỡ ra thì các triệu chứng cũng sẽ đồng thời giảm đi sau 4 – 6 ngày. Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh và giảm triệu chứng, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Lẹo mắt có thể tự khỏi không? Bao lâu thì mụt lẹo hết sưng?
- Phòng ngừa lẹo mắt như thế nào để bảo vệ sức khỏe mắt?
- Lẹo mắt có lây không? Cách để điều trị mụt lẹo hiệu quả
Vệ sinh mắt đúng cách
Lẹo mắt xảy ra chủ yếu là do bụi bặm làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm trong cách chữa lẹo mắt là phải ngăn ngừa các yếu tố này để lẹo không nặng hơn. Người bệnh cần hạn chế việc đưa tay lên dụi mắt. Đồng thời thực hiện các bước vệ sinh mắt đúng cách.
Mí mắt được vệ sinh đúng cách sẽ ngăn ngừa được sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện công đoạn này thì người bệnh cần vệ sinh tay sạch sẽ. Tránh để vi khuẩn từ tay bám và xâm nhập vào mắt.
Người bệnh có thể dùng một chiếc khăn ấm và mềm. Sau đó thấm nhẹ nhàng khu vực mắt và quanh vị trí mọc lẹo. Tuyệt đối không lau mạnh tay vì sẽ làm tổn thương đến vết mủ và phần mi mắt xung quanh.
Nếu bắt buộc cần trang điểm, hãy cố gắng tẩy trang sạch sẽ ngay sau khi về nhà. Bởi nếu để lâu, lớp phấn trang điểm có thể xâm nhập vào vị trí bị lẹo. Từ từ khiến lẹo mắt tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.
Luôn giữ mắt khô thoáng
Khi bị lẹo, hãy cố gắng luôn giữ cho mắt được khô thoáng nhất. Hoàn toàn không nên che lẹo bằng cách trang điểm. Điều này có thể làm chậm quá trình lành mắt, thậm chí khiến lẹo mắt trở nên nặng hơn.
Lẹo mắt thường gây ra cảm giác ức chế và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, cách chữa lẹo mắt tốt nhất là để mụn lẹo tự khô hoặc uống thuốc để kích thích mủ khô nhanh hơn. Tuyệt đối không dùng tay nặn mụn vì vi khuẩn có thể theo đó nhanh chóng lan ra. Lây lan ra xung quanh và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương mắt.
Bên cạnh đó, đeo kính cũng là một cách để bạn bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm và khói bụi.
Chườm khăn ấm
Phương pháp này khá an toàn và dễ thực hiện khi ở nhà. Thay vì rửa mặt bằng nước lạnh, bạn hãy làm ướt một chiếc khăn mềm và sạch với nước ấm. Sau đó vắt khăn ráo nước và đặt lên mắt trong khoảng 5 – 10 phút. Duy trì thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày cho đến khi hết lẹo.
Nước ấm có khả năng làm tan mủ một cách từ từ. Giải phóng các tuyến mi bị tắc nghẽn, cho đầu mụn nhanh khỏi và khô dần một cách tự nhiên. Ngoài ra, chườm ấm cũng có tác dụng làm giảm sưng và đỏ ở mắt một cách đáng kể.
*Mời bạn xem thêm những mẹo chữa lẹo mắt khác ngoài những cách trên nhé.
Sử dụng trứng gà
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm máy tính chạy nhanh hơn – Cực kỳ đơn giản tại nhà
- Tổng hợp những cách giảm cân tại nhà an toàn và hiệu quả
Trứng gà là loại thực phẩm hầu như có sẵn trong mỗi gia đình. Bạn có thể lấy một quả trứng gà và luộc chín. Sau đó lột vỏ và lăn đều trứng lên vùng bị nổi mụn lẹo đến khi trứng nguội hẳn.
Giống như chườm ấm bằng khăn, cách chữa lẹo mắt này cũng có tác dụng làm tan mủ một cách từ từ. Tuy nhiên, bạn không nên lăn trứng ngay khi còn quá nóng vì có thể gây tổn thương cho mắt.
Dùng thuốc theo chỉ định
Nếu quá đau, bạn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh để tiêu mủ và giúp lẹo nhanh khỏi. Bên cạnh đó kết hợp cùng thuốc nhỏ mắt và nước muối sinh lý để làm sạch mủ.
Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc dùng bừa khiến thuốc gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt là không sử dụng thuốc hết hạn hoặc đã mở lâu ngày. Không những không giúp mắt nhanh khỏi mà còn có thể làm hại đến gan.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Vậy, bị chắp lẹo mắt thì có cần đi khám không và khi nào thì cần đến kiểm tra với bác sĩ?
Thứ nhất: Mụn lẹo kéo dài nhiều ngày không khỏi và không có dấu hiệu thuyên giảm
Thứ hai: Có tình trạng chảy máu ở vị trí mủ
Thứ ba: Không chỉ tầm nhìn mà thị lực cũng bị ảnh hưởng
Thứ tư: Nổi mẩn đỏ ở má hoặc các bộ phận khác trên khuôn mặt
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh chắp lẹo mắt và 5 cách chữa lẹo mắt đơn giản tại nhà mà mình muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết cách chăm sóc cho đôi mắt nếu không may bị lẹo nhé.