Mẹo vặt cuộc sốngCách chữa nhiệt miệng có tỷ lệ thành công đến 90% 

Cách chữa nhiệt miệng có tỷ lệ thành công đến 90% 

Cách chữa nhiệt miệng luôn là từ khóa được nhiều người tìm kiếm nhất, đặc biệt là giới trẻ. Theo nhân gian, nhiệt miệng là do ăn đồ nóng hoặc bị nóng trong người, nó không phải một triệu chứng đáng sợ nhưng sẽ gây cho người bị có cảm giác đau nhức, khiến việc ăn uống và giao tiếp trở nên khó khăn.

Nguồn gốc của bệnh nhiệt miệng là từ đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiệt miệng vì nó là căn bệnh khá phổ biến ở người. Nhưng để tìm hiểu sâu hơn căn bệnh này và tìm ra được cách chữa nhiệt miệng thành công, ta phải hiểu rõ định nghĩa về bệnh nhiệt miệng trước. 

Khái niệm về căn bệnh nhiệt miệng 

Nhiệt miệng có hình dạng là một đốm nhỏ màu trắng đục cỡ 1-2mm được bao quanh bởi nốt viêm đỏ, nó được gọi là vết loét đang trong tình trạng bị viêm nhiễm. Dấu hiệu đầu của nhiệt miệng chỉ là những đốm trắng nhỏ hơi nhô trong niêm mạc miệng, lâu dần nó to lên và vỡ đi. 

Các vết loét thường nông và xuất hiện cốt yếu tại vùng lợi, má trong, lưỡi thậm chí có thể ngay môi. Trong quá trình viêm nhiễm, vết loét sẽ từ trạng thái màu trắng đục sau đó dần ngả sang vàng, thời gian của bệnh lý này thường diễn ra trong 1 tuần. Hiện nay, có hai loại vết loét được khoa học phân loại ra như sau: 

Vết loét đơn giản: Là những vết loét nhỏ thường xuyên xảy ra và kéo dài đến một tuần. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhưng chúng thường xuyên ra với người từ trong độ tuổi từ 10 đến 20.

Vết loét phức tạp: Đặc điểm nhận dạng là chúng to hơn và gây cảm giác cực đau cho người bệnh, thời gian kéo dài lâu hết. May mắn thay, vết loét phức tạp ít xảy ra hơn, nhưng nếu xảy ra trường hợp này hãy đến bệnh viện để tìm cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất.

Nhiệt miệng có hình dạng là một đốm nhỏ màu trắng đục
Nhiệt miệng có hình dạng là một đốm nhỏ màu trắng đục

Bệnh nhiệt miệng có từ khi nào?

Bệnh nhiệt miệng xuất hiện từ rất lâu về trước, đây là bệnh lý rất dễ điều trị nên có nhiều những quan điểm xoay quanh nguồn gốc của nó. Hai trường phái quan điểm chính là quan điểm dân gian và y học hiện đại. 

Theo dân gian cho rằng, nhiệt miệng là do nhiệt độc của các cơ quan phụ trách tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng (tỳ) gây ra. Hoặc (vị) là cơ quan rỗng nằm trên tiếp với thực quản và dưới thông với tiểu trưởng. 

Có thể giải thích đơn giản rằng, do cơ thể nạp quá nhiều chất béo, đồ đạm, đồ cay dẫn đến tình trạng làm cơ quan vị và tỳ phát ra khí nóng,, sinh ra loét miệng, khô miệng, đỏ lưỡi,… Đó là những dấu hiệu đầu tiên để bạn biết mình cần phải tìm đến cách chữa nhiệt miệng kịp thời.

Dưới góc độ y học hiện đại, nguồn gốc gây nên nhiệt miệng chưa được xác định một cách chính thức. Chỉ có một số nghiên cứu cho rằng do vi khuẩn, do thay đổi nội tiết tố, thiếu chất dinh dưỡng, vitamin A, C khiến cơ thể bị giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Tuy vậy, dưới góc độ khoa học hiện đại chỉ ra nhiều tác nhân khiến cho việc dễ mắc phải nhiệt miệng như: Đánh răng sai kỹ thuật, vết thương lưu lại khi đi chỉnh nha khoa, sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Natri Lauryl Sulfate, thay đổi nội tiết tố trong thời kì dậy thì hoặc mang thai. 

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà chỉ cần với những nguyên liệu cơ bản
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà chỉ cần với những nguyên liệu cơ bản

Triệu chứng và hậu quả của bệnh nhiệt miệng 

Vì đây là căn bệnh nhẹ và quen thuộc nên ít ai để ý đến dấu hiệu nhận biết cũng như tìm đến cách chữa nhiệt miệng. Cho đến khi những triệu chứng bắt đầu xuất hiện kèm theo những cơn đau đớn, dù không nghiêm trọng nhưng vẫn để lại hậu quả khó chịu cho người bệnh trong thời gian mắc phải.

  • Trong miệng có đốm trắng nhỏ ở các vị trí như má trong, mặt trong của môi, lưỡi, đáy nướu.
  • Kích thước đốm trắng nhỏ dao động từ 1-2mm. 
  • Hạch bạch huyết vòm họng bị sưng: Hạch bạch huyết là một phần của hệ bạch huyết nằm trong vô số các cấu trúc trơn và được rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. 
  • Nhiệt miệng hành sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém.
  • Chuột rút, nổi hạch ở góc hàm.  
  • Cảm thấy đau và rát khi hoạt động miệng như khó giao tiếp, gặp khó khăn khi dùng bữa.

Những món ăn không nên ăn khi bị bệnh nhiệt miệng 

Bên cạnh những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả thì còn cần phải kiểm soát chế độ ăn uống của cơ thể. Bởi vì những món ăn và thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và làm vết loét biến chứng to và đau đớn hơn. 

  • Thức ăn, trái cây chứa nhiều axit khiến vết loét lâu lành và xuất hiện nhiều.
  • Thức ăn cay nóng gây kích ứng khiến cơn đau tăng mạnh hơn.
  • Cà phê và các loại nước ngọt có thành phần acid salicylic có thể ảnh hưởng đến vết loét đang viêm nhiễm, làm tình trạng bệnh nặng hơn và khó sử dụng cách chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Các thực phẩm, thức ăn nêu trên đều gây ra một ảnh hưởng nhất định đến tình trạng bệnh viêm nhiễm. Vì vậy ngoài các biện pháp chữa nhiệt miệng thì hãy chú ý thay đổi chế độ ăn uống thường ngày của mình.

Hạn chế sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau vì sẽ bị tác dụng phụ
Hạn chế sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau vì sẽ bị tác dụng phụ

Bật mí cách chữa nhiệt miệng siêu hiệu quả tại nhà 

Mặc dù thời gian lành bệnh chỉ kéo dài một tuần nhưng nhiệt miệng mang lại cảm giác vô cùng đau rát và khó chịu cho việc ăn uống hay giao tiếp. Các cách chữa nhiệt miệng sau sẽ giúp tình trạng bạn mau khỏi bệnh và còn dễ dàng áp dụng được tại nhà. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối sinh lý 

Đây là cách chữa nhiệt miệng đơn giản và dễ thực hiện nhất, chỉ cần một ly nước ấm 230ml cùng 5g muối và súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15-30 giây. Nếu e ngại về nguồn nước hoặc không có thời gian để chuẩn bị, bạn vẫn có thể tìm mua nước muối sinh lý bán sẵn ở các tiệm thuốc tây.

Nước muối sinh lý là một trong những sản phẩm quan trọng cần trong cách chữa nhiệt miệng, có chứa tính khử vi khuẩn, phòng ngừa các vết thương viêm nhiễm. Điều này rất tốt cho vết loét viêm nhiễm của nhiệt miệng ngoài ra còn giúp khử khuẩn cho cổ họng, diệt vi sinh vật có hại cho răng lợi.  

Trị nhiệt miệng cho bé chỉ với mật ong 

Tình trạng nhiệt miệng không xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ con. Vì vậy nếu dùng cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối sinh lý sẽ nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì các bé có nguy cơ nuốt phải, thay vào đó nên dùng mật ong là hợp lý nhất.  

Mật ong có tính chống viêm, có vị ngọt vừa miệng không gắt lại còn có tác dụng giúp đỡ hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Dù vậy, theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ em dưới 12 tháng không nên sử dụng mật ong, trẻ nên dùng mật ong phải là trẻ em từ 2 tuổi trở lên và chỉ nên dùng mật ong khi có lời khuyên của bác sĩ. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc 

Ngoài các công dụng như điều trị mất ngủ, ngăn ngừa ung thư, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ tiêu hóa, trà hoa cúc còn là một cách chữa nhiệt miệng tại nhà. Bởi  trà có chứa hai chất levomenol và azulene có khả năng sát trùng, chống viêm cực hiệu quả, chỉ cần dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết loét thì nhiệt miệng sẽ được cải thiện.

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung khi bị nhiệt miệng 

Những hậu quả của bệnh nhiệt miệng khiến cho quá trình ăn uống của con người bị cản trở, nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì cơ thể cần nguồn năng lượng cung cấp cho sức đề kháng, thế nên người bị nhiệt miệng không nên bỏ bữa hoặc ăn uống không điều độ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và đặc biệt cần sử dụng các cách chữa nhiệt miệng để hạn chế sự đau đớn do vết nhiệt gây ra.

Cách chữa nhiệt miệng giúp người bệnh dễ chịu hơn 
Cách chữa nhiệt miệng giúp người bệnh dễ chịu hơn

Sữa chua cung cấp các men vi sinh tốt nhất cho cơ thể

Một trong các thành phần của sữa chua là những men vi khuẩn có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa vì chứa chất lactobacillus acidophilus. Chất này có công dụng kìm hãm những vi khuẩn có hại trong miệng làm giảm cảm giác đau do loét miệng gây ra.

Trà xanh hoặc trà đen bổ sung chất dinh dưỡng 

Công dụng của trà xanh không chỉ dừng lại ở việc làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc, trong lá trà có chứa nhiều chất oxy hóa, dược chất. Do vậy chữa trị bệnh nhiệt miệng nên uống trà xanh hàng ngày, việc này hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ hồi phục các vết loét, làm mát cơ quan bên trong và ngăn cản bệnh nhiệt miệng tái phát.

Cũng như trà xanh, trà đen cũng có công dụng giảm đau, giảm sưng viêm do nhiệt miệng bởi một trong các thành của lá trà là chất tanin. Cách trị nhiệt miệng nhanh bằng trà đen là đắp túi trà trực tiếp lên vết loét đang viêm nhiễm, thực hiện nhiều lần trong thời gian mắc bệnh.

Uống nước ép rau má để thải độc và giải nhiệt

Theo quan điểm của nhân gian, lá rau má có hoạt chất Triterpenoids làm đẩy nhanh quá trình tự lành bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh. Các tác dụng khác của rau má cũng rất tốt cho cơ thể có thể kể đến như giải nhiệt, thải độc, hạn chế mụn cho da mặt.

Các địa điểm khám nhiệt miệng uy tín 

Bệnh nhiệt miệng là bệnh lý có thời gian hồi phục nhanh và dễ chữa, nhưng nếu các vết viêm loét mãi không lành thì bạn nên tìm nơi khám bệnh uy tín để chữa trị. Những địa điểm uy tín có thể kể đến như các bệnh viện lớn, hoặc cơ sở y tế nhà nước. 

Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều phòng khám nhận được các phản hồi tốt từ người bệnh. Trong đó phải đặc biệt kể đến bệnh viện răng hàm mặt trung ương, nơi sở hữu rất nhiều vị bác sĩ chuyên khoa tài giỏi. Có khả năng quan sát, tư vấn, thuyết phục và khiến cho người bệnh hoàn toàn tin tưởng về trình độ của mình.

Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ các vi khuẩn trong vòm họng
Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ các vi khuẩn trong vòm họng

Kết luận 

Có thể nói bệnh nhiệt miệng không phải một bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hại mà chỉ là một triệu chứng thể hiện tình trạng cơ thể đang nóng lên. Vì vậy cách chữa nhiệt miệng và cách phòng ngừa nó rất dễ dàng và nhanh chóng, quan trọng là phải mỗi người phải tự ý thức để chữa trị cho mình.

XEM NHIỀU NHẤT